Study

Sinh học 10_Ôn tập KTHK2_Year End.

  •   0%
  •  0     0     0

  • Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng ....................
    không tự tổng hợp được.
  • Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ là do trong dạ dày có chứa các vi sinh vật có khả năng tiết enzim
    xenlulaza.
  • Lên men là quá trình chuyển hoá .................... diễn ra trong tế bào chất.
    kị khí
  • Trong quá trình phân giải prôtêin, vi sinh vật sử dụng enzim
    prôtêaza.
  • Cô Vy thì
    dễ thương.
  • Vi sinh vật có đặc điểm là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng
    nhanh.
  • Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào tăng nhanh theo cấp số nhân ở
    pha lũy thừa.
  • Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm
    nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu.
  • Hô hấp hiếu khí là quá trình ......................... các phân tử hữu cơ.
    ôxi hoá
  • Chất khởi đầu trong quá trình tổng hợp pôlisaccarit là
    ADP – Glucôzơ.
  • Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong vì sao?
    Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
  • Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucôzơ thành
    axit lactic.
  • Làm sữa chua, làm phô mai là ứng dụng lên men
    lactic.
  • Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật
    khuyết dưỡng.
  • Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào giảm dần ở
    pha suy vong.
  • Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng ......................... của quần thể.
    số lượng tế bào
  • Nguồn năng lượng của vi sinh vật hoá tự dưỡng là
    chất vô cơ.
  • Sự tổng hợp lipit là do sự kết hợp của
    glixêrol và axit béo.
  • Việc làm tương từ đậu nành là ứng dụng của quá trình
    phân giải prôtêin.
  • Trong lên men, chất nhận êlectron cuối cùng là
    phân tử hữu cơ.
  • Trong hô hấp kị khí, chất nhận êlectron cuối cùng là
    phân tử vô cơ.
  • Sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục chủ yếu gồm 2 pha
    lũy thừa và cân bằng.
  • Trong quá trình tổng hợp các chất, vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim
    nội bào.
  • “Cơm mẻ” được nuôi và duy trì để làm nguyên liệu nấu ăn trong gia đình. Trong trường hợp này, môi trường nuôi cơm mẻ là môi trường nuôi cấy
    liên tục.
  • Việc làm rượu nho là ứng dụng của quá trình
    lên men êtilic.
  • VSV phân giải protein trong đậu nành và lên men để tạo nên sản phẩm
    nước tương.
  • Vi khuẩn lactic dị hình biến đổi glucôzơ thành
    axit lactic, khí CO2, etanol, axit axetic.
  • Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ là
    phân đôi, nảy chồi, tạo bào tử.